Lực lượng và kế hoạch các bên Không_kích_Ấn_Độ_Dương_(1942)

Nhật Bản

Đô đốc Kondo đã điều động một lực lượng lớn cho cuộc đột kích vào Ấn Độ Dương bao gồm

  • Lực lượng Mã Lai của phó đô đốc Ozawa Jisaburō bao gồm Hải đội Tuần dương 7 đặt căn cứ tại Mergui, Miến Điện hợp cùng Hải đội Tuần dương 4 để tham gia hỗ trợ hạm đội đặc nhiệm. Tuần dương hạm Mikuma, Mogami và khu trục hạm Amagiri được tách ra để thành lập "Đội phía Nam" với vai trò truy lùng các tàu buôn đối phương trong khu vực vịnh Bengal; trong khi tuần dương hạm Kumano, Suzuya và khu trục hạm Shiokaze đảm trách các khu vực phía Bắc đảm trách các khu vực phía Bắc. Tuần dương hạm Chōkai, tuần dương hạm hạng nhẹ Yura thuộc Hải đội Khu trục 4, hàng không mẫu hạm Ryujo cùng các khu trục hạm Ayanami, YūgiriAsagiri hình thành nên đội trung tâm để tăng cường các lực lượng phía Nam hay phía Bắc khi cần thiết.
  • Một số tàu ngầm đến bờ biển phía Tây Ấn Độ để tấn công các thương thuyền.
  • Hạm đội Hàng không thứ nhất của phó đô đốc Nagumo Chūichi bao gồm 5 hàng không mẫu hạm Akagi, Shōkaku, Zuikaku, SōryūHiryū, có tuần dương hạm, khu trục hạm và một số tàu ngầm đi theo yểm trợ nhằm mục tiêu phá hủy các căn cứ hải quân Anh ở khu vực này.

Anh

Về phía Anh, đô đốc Anh James Somerville được cử làm tư lệnh hải quân bảo vệ Ấn Độ Dương vào ngày 26 tháng 3 năm 1942, gọi là Hạm đội Phương Đông, đặt chỉ huy sở ở quân cảng Trincomalee. Dưới quyền ông ta có hai hàng không mẫu hạm Formidable, Indomitable với 5 thiết giáp hạm, thêm hàng không mẫu hạm hạng nhẹ Hermes và khoảng 8 chiếc tuần dương hạm và 16 khu trục hạm.[5] Về quy mô, hạm đội Nhật nhỏ hơn hạm đội Anh nhưng Nhật có số lượng máy bay nhiều hơn, các hàng không mẫu hạm Anh chỉ có tổng cộng 97 máy bay để chống đỡ lại hàng trăm máy bay hiện đại của người Nhật.[6]

Lợi thế duy nhất của người Anh trong cuộc không kích này là hệ thống radar trang bị trên các chiến hạm và các máy bay phóng ngư lôi của họ có trang bị radar phục vụ cho tấn công ban đêm, điều mà người Nhật không có.[6] Do đó, kế hoạch của Somerville là tránh cho hạm đội của ông bị máy bay Nhật phát hiện vào ban ngày, đến ban đêm sẽ áp sát và tấn công hạm đội Nhật dựa vào 42 máy bay mà ông ta có ở các sân bay Ceylon bao gồm 22 chiếc Hawker Hurricane, 14 chiếc Supermarine Spitfire và 6 chiếc Fairey Fulmar. Ở Trincomalee còn có máy bay ném bom Blenheim có thể tấn công các hàng không mẫu hạm Nhật.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Không_kích_Ấn_Độ_Dương_(1942) http://www.navweaps.com/index_oob/OOB_WWII_Pacific... http://serendipity365.com/uploads/Target_Ceylon_19... http://www.dutcheastindies.webs.com/nagumo.html http://www.worldwar2database.com/html/india42.htm http://www.ww2db.com/battle_spec.php?battle_id=7 http://www.bbc.co.uk/ww2peopleswar/timeline/factfi... http://www.raf.mod.uk/history/ceylon.html http://books.google.com.vn/books?id=MuyizRQAjt4C&p... http://books.google.com.vn/books?id=NbXccb3rkSUC&p... https://web.archive.org/web/20120630044158/http://...